So sánh với thuyết tương đối đạo đức Thuyết tương đối văn hóa

Theo Marcus và Fischer, khi những nguyên tắc của thuyết tương đối văn hóa được phổ cập sau Thế chiến II, nó được biết đến "hơn cả một học thuyết, một quan điểm, hay phương thức". Như một hệ quả, nhiều người hiểu sai về thuyết tương đối văn hóa có nghĩa là mọi nền văn hóa đều riêng biệt và bình đẳng, và mọi hệ thống giá trị mặc dù khác nhau nhưng có giá trị bình đẳng. Vì thế, việc họ dùng cụm từ "thuyết tương đối văn hóa" thay cho "thuyết tương đối đạo đức" là sai lầm.

Mọi người hiểu một cách khái quát thuyết tương đối đạo đức có nghĩa là không có sự tuyệt đối hay toàn cầu nào về chuẩn mực đạo đức. Bản chất của nghiên cứu nhân chủng học là để tự nó tìm ra tiêu chuẩn phổ quát (tiêu chuẩn được tìm thấy ở tất cả các xã hội), nhưng không nhất thiết là tiêu chuẩn tuyệt đối. Tuy nhiên, họ vẫn thường nhầm lẫn giữa hai điều này. Vào năm 1944, Clyde Kluckhohn (người đã học tại Harvard, nhưng ngưỡng mộ và làm việc cùng Boas và sinh viên của ông) đã cố gắng để giải quyết vấn đề này:

Khái niệm về văn hóa, cũng giống như mọi khía cạnh khác của kiến thức, có thể bị lạm dụng hoặc hiểu sai. Một số người e rằng những nguyên tắc của thuyết tương đối văn hóa sẽ làm suy đồi đạo đức. "Nếu người Bugabuga có thể tại sao chúng ta không thể làm việc đó? Dù thế nào thì tất cả đều chỉ là tương đối." Nhưng thực chất đó không phải những gì mà thuyết tương đối văn hóa khẳng định.Những nguyên tắc của thuyết tương đối văn hóa không khẳng định rằng bởi vì những thành viên của các bộ lạc man rợ được phép hành động theo phương thức hiện tại thì sự thật này đảm bảo đó là cách thông minh cho những hành động đó với tất cả các nhóm khác. Thuyết tương đối văn hóa có nghĩa là mặc dù đối lập nhưng mức độ phù hợp của bất kì một phong tục mang tính tích cực hay tiêu cực đều cần được đánh giá liệu thói quen này phù hợp như thế nào với các thói quen của nhóm khác. Có nhiều vợ có ý nghĩa kinh tế đối với những người chăn nuôi, nhưng lại vô nghĩa đối với những thợ săn. Trong khi vẫn xuất hiện những hoài nghi tích cực đối với những giá trị vĩnh cửu đối từng cá thể, nhân chủng học không phủ nhận lý thuyết tồn tại của đạo đức tuyệt đối. Thay vào đó, ứng dụng của phương pháp so sánh cung cấp cho các nhà khoa học một cách nghiên cứu gần như tuyệt đối. Nếu tất cả các xã hội đang tồn tại thấy rằng áp đặt những hạn chế đối với hành vi của thành viên trong đó là cần thiết, khẳng định mạnh mẽ rằng những khía cạnh của quy luật đạo đức là không thể thiếu.[13][14]

Mặc dù Kluckhohn đã sử dụng ngôn từ phổ biến tại thời điểm đó (ví dụ như "bộ lạc man rợ") nhưng nó lại bị coi là lỗi thời và thô thiển bởi hầu hết các nhà nhân chủng học hiện nay, mặc dù quan điểm của ông là chuẩn mực đạo đức định hướng văn hóa của một người nào đó, các nghiên cứu nhân chủng học lại đưa ra sự thật là chuẩn mực đạo đức của con người mang tính phổ quát. Ông đặc biệt quan tâm đến việc phát hiện ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể mang tính phổ quát. Dù vậy, một số ít các nhà nhân chủng học nghĩ rằng ông đã thành công.[13]

Có một sự mơ hồ trong giả thuyết của Kluckhohn đã ám ảnh các nhà nhân chủng học trong những năm tiếp theo. Rõ ràng là chuẩn mực đạo đức của một người có ý nghĩa đối với văn hóa của người đó. Dù vậy ông vẫn dông dài liệu rằng chuẩn mực đạo đức của xã hội này có thể áp dụng lên xã hội khác hay không. Sau bốn năm, những nhà nhân chủng học Mỹ đã phải đối mặt với vấn đề này.